Tiền pháp định (Fiat) là gì?

Nói một cách đơn giản, tiền fiat là tiền pháp định có giá trị được xác lập bởi chính phủ hơn là một hàng hóa có đặc tính vật lý. Quyền lực của chính phủ giúp thiết lập giá trị của tiền fiat chính là chìa khóa cho loại tiền này. Hầu hết các nước trên thế giới đều sử dụng hệ thống tiền fiat để mua hàng hóa và dịch vụ, đầu tư và tiết kiệm. Tiền fiat đã thay thế bản vị vàng và các hệ thống dựa trên hàng hóa khác trong việc thiết lập giá trị của tiền pháp định.

Đang xem: Tiền pháp định là gì? so sánh tiền pháp định và tiền mã hóa

Sự nổi lên của tiền Fiat

Tiền fiat có nguồn gốc từ nhiều thế kỷ trước ở Trung Quốc. Tỉnh Tứ Xuyên đã bắt đầu phát hành tiền giấy trong thế kỷ 11. Ban đầu, nó có thể được dùng để trao đổi cho lụa, vàng hoặc bạc. Khi Kublai Khan lên nắm quyền, ông đã thiết lập một hệ thống tiền fiat trong thế kỷ 13. Các sử gia cho rằng tiền này góp phần cho sự sụp đổ của Đế chế Mông Cổ do tình trạng chi tiêu quá mức và siêu lạm phát bắt nguồn từ sự suy vi của đế chế này.

Tiền fiat cũng được sử dụng ở châu Âu trong thế kỷ 17, được áp dụng bởi Tây Ban Nha, Thụy Điển và Hà Lan. Hệ thống này đã thất bại ở Thụy Điển và chính phủ sau cùng đã bỏ nó để dùng bản vị bạc. Trong hai thế kỷ tiếp theo, New France ở Canada, các thuộc địa Mỹ, và sau đó là chính phủ liên bang Hoa Kỳ cũng đã thử nghiệm tiền fiat với nhiều kết quả hỗn hợp đem lại.

Vào thế kỷ 20, Hoa Kỳ đã quay trở lại sử dụng tiền dựa trên hàng hóa ở mức hạn chế. Năm 1933, chính phủ chấm dứt việc đổi tiền giấy lấy vàng. Năm 1972, dưới thời Tổng thống Nixon, Hoa Kỳ bỏ hoàn toàn bản vị vàng, đặt dấu chấm hết của nó trên quy mô quốc tế, chuyển sang hệ thống tiền fiat. Điều này dẫn đến việc sử dụng tiền fiat trên toàn cầu.

Tiền Fiat và Bản vị vàng

Hệ thống bản vị vàng cho phép chuyển đổi tiền giấy thành vàng. Thực tế, tất cả tiền giấy được bảo đảm bằng một lượng vàng hữu hạn do chính phủ nắm giữ. Trong một hệ thống tiền dựa trên hàng hóa, chính phủ và ngân hàng chỉ có thể đưa thêm tiền vào nền kinh tế nếu họ nắm giữ một lượng vàng dự trữ bằng về giá trị. Với hệ thống này, chính phủ bị hạn chế khả năng in tiền và tăng giá trị cho tiền vốn chỉ dựa trên các yếu tố kinh tế.

Mặt khác, trong hệ thống tiền fiat, tiền có thể không được chuyển đổi sang bất kỳ thứ gì khác. Với tiền fiat, chính quyền có thể trực tiếp tác động đến giá trị của tiền và gắn nó vào các điều kiện kinh tế. Chính phủ và ngân hàng trung ương có quyền kiểm soát nhiều hơn đối với hệ thống tiền tệ và có thể phản ứng trước các dạng sự kiện tài chính và khủng hoảng bằng các công cụ khác nhau, như tạo ngân hàng dự trữ phân đoạn và thực hiện nới lỏng định lượng.

Những người ủng hộ hệ thống bản vị vàng cho rằng hệ thống tiền dựa trên hàng hóa ổn định hơn bởi vì nó được bảo đảm bởi một cái gì đó thực sự là vật chất và có giá trị. Những người ủng hộ hệ thống tiền fiat phản đối vì tính bất ổn của giá vàng. Trong ngữ cảnh hệ thống bản vị vàng, giá trị của tiền dựa trên hàng hóa và tiền fiat có thể biến động. Nhưng với một hệ thống tiền fiat, chính phủ có sự linh hoạt hơn để đối phó với một trường hợp kinh tế khẩn cấp.

Một số ưu và nhược điểm của việc sử dụng tiền fiat

Các nhà kinh tế và các chuyên gia tài chính khác không nhất trí trong việc ủng hộ tiền fiat. Bên bảo vệ và bên phản đối nhiệt tình tranh luận về những ưu và khuyết điểm của hệ thống tiền tệ này.

Sự khan hiếm: Tiền Fiat không bị ảnh hưởng và bị giới hạn bởi sự khan hiếm của một mặt hàng vật chất như vàng.

Chi phí: Việc tạo ra tiền fiat có chi phí phải chăng hơn so với tiền dựa trên hàng hóa.

Phản ứng linh hoạt: Tiền fiat cho chính phủ và ngân hàng trung ương sự linh hoạt để giải quyết các cuộc khủng hoảng kinh tế.

Thương mại quốc tế: Tiền fiat được sử dụng ở các quốc gia trên thế giới, giúp nó trở thành một loại tiền được chấp nhận cho thương mại quốc tế.

Thuận tiện: Tiền fiat không phụ thuộc vào dự trữ vàng. Dự trữ vàng đòi hỏi phải có kho lưu trữ, bảo vệ, giám sát và các yêu cầu tốn kém khác.

Không có giá trị nội tại: Tiền fiat không có giá trị nội tại. Điều này cho phép chính phủ tạo ra tiền từ không gì cả, có thể dẫn đến lạm phát và làm sụp đổ hệ thống kinh tế.

Rủi ro trong lịch sử: Lịch sử đã chứng kiến sự sụp đổ tài chính do thực hiện hệ thống tiền fiat. Điều đó cho thấy rằng nó có một số rủi ro.
Tiền fiat và tiền điện tử có một điểm chung là cả hai không được bảo đảm một mặt hàng vật lý – và điểm giống nhau đó là tất cả. Trong khi tiền fiat được kiểm soát bởi chính phủ và ngân hàng trung ương, tiền điện tử về cơ bản là phi tập trung, chủ yếu là do một sổ cái kỹ thuật số phân tán được gọi là Blockchain.

Một sự khác biệt đáng chú ý giữa hai hệ thống tiền này là cách thức tạo ra. Bitcoin, như hầu hết các tiền điện tử, có một nguồn cung được kiểm soát và hạn chế. Trái ngược lại, tiền fiat có thể được các ngân hàng tạo ra từ không gì cả, dựa theo phán đoán của họ về nhu cầu kinh tế của quốc gia.

Xem thêm: Kinh Nghiệm Combine Bản Vẽ Là Gì ? Shop Drawing Cơ Điện Làm Gì?

Là một dạng tiền kỹ thuật số, tiền điện tử không có đặc điểm vật lý và không biên giới, khiến chúng ít hạn chế hơn đối với các giao dịch trên toàn thế giới. Hơn nữa, các giao dịch là không thể thay đổi được, và tính chất của tiền điện tử làm cho việc lần vết giao dịch là khó khăn hơn so với hệ thống tiền fiat.

Đáng chú ý, thị trường tiền điện tử có quy mô nhỏ hơn nhiều, và do đó dễ bay hơi hơn so với thị trường truyền thống. Đó là một trong những lý do tiền điện tử vẫn chưa được chấp nhận rộng rãi.

Kết luận

Tương lai của cả hai loại tiền này là không chắc chắn. Trong khi tiền điện tử vẫn còn một chặng đường dài để đi và chắc chắn sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức, lịch sử của tiền fiat cho thấy khả năng dễ bị tổn thương do loại tiền này. Đó là một nguyên nhân lớn khiến nhiều người đang khám phá những triển vọng tiến tới một hệ thống tiền điện tử cho các giao dịch tài chính của họ – ít nhất là trong một vài tỷ lệ phần trăm.

Một trong những ý tưởng chính đằng sau việc tạo ra Bitcoin và tiền điện tử là tìm ra một dạng tiền mới được xây dựng trên một mạng ngang hàng phân tán. Rất có thể Bitcoin không được tạo ra để thay thế toàn bộ hệ thống tiền fiat, nhưng nó đưa ra một mạng lưới kinh tế thay thế có tiềm năng giúp tạo ra một hệ thống tài chính tốt hơn cho một xã hội tốt hơn.

Tiền pháp định là một loại hình tiền tệ được lưu hành phổ biến nhất hiện nay. Tuy tên gọi còn khá xa lạ nhưng Việt Nam đồng, Đô la Mỹ hay đồng Nhân dân tệ đều là tiền pháp định cả. Loại hình tiền tệ này được sử dụng rộng rãi kể từ thế kỷ 19 như một loại tiền tệ trên toàn cầu. Thế nhưng bản thân loại tiền này cũng có ưu và nhược điểm rõ ràng. Vậy cụ thể, tiền pháp định là gì? Nó hoạt động như thế nào cũng như ưu, nhược điểm ra sao?

Tiền pháp định là gì?

*

Tiền pháp định là gì?

Tiền pháp định (có tên tiếng Anh là Fiat), nó còn có tên gọi khác là tiền định danh. Đây là đồng tiền do Nhà nước chính thức phát hành. Bản thân của loại tiền pháp định không có giá trị ngược lại, giá trị của nó sẽ được gán bởi Chính phủ của mỗi một quốc gia. Đồng thời, giá trị này cũng ảnh hưởng bởi những yếu khác nhau, làm cho nó mất giá hoặc có thể có giá hơn tùy vào từng thời điểm.

Các loại tiền tệ được phép lưu hành phổ biến hiện nay trên thị trường đều là tiền pháp định. Ví dụ, tại Việt Nam chính là Việt Nam Đồng (viết tắt VND), tại Mỹ chính là đồng Đô La Mỹ (viết tắt USD),… Đây là phương tiện giao dịch chính trên thị trường Việt Nam hiện tại. Tiền pháp định được phát hành qua 2 hình thức chính là tiền giấy hoặc đồng xu. Trong đó thì đồng xu thường sử dụng phổ biến ở các nước phương Tây hơn.

Loại tiền này xuất hiện lần đầu tiên ở Trung Quốc khoảng những năm 1.000 sau Công nguyên. Sau đó, nó được sử dụng phố biến song song với tiền hàng hóa (đây là loại tiền để lấy hàng hóa – thường là kim loại quý như bạc, vàng,… dùng làm phương tiện trao đổi).

Tuy nhiên, hiện tại cùng với sự nổi lên của loại tiền điện tử, nhiều quốc gia đã kết hợp sử dụng 2 loại tiền này với nhau nhằm phát hành tiền điện tử pháp định. Đây được xem là loại hình tiền được phát hành do Nhà nước tương tự tiền pháp định nhưng chỉ tồn tại ở dạng điện tử chứ không phải dưới dạng vật lý. Trung Quốc chính là quốc gia tiên phong trong việc phát hành loại tiền này.

Lịch sử hình thành của tiền pháp định

Trung Quốc là quốc gia đầu tiên trên thế giới cho lưu hành tiền pháp định. Nó ra đời vào thế kỷ thứ 10, chủ yếu dưới triều đại nhà Nguyên, Đường, Tống và Minh. Vào thời nhà Đường (tồn tại từ năm 618 đến năm 907), nhu cầu tiền kim loại quý vượt quá nguồn cung sẵn có. Vì thế, người dân bắt đầu sử dụng tiền giấy tương tự một văn bản thế chấp thay cho vàng hoặc bạc.

Sự thiếu hụt về tiền xu vào những năm 1.000 đã buộc mọi người phải đổi từ tiền xu sang tiền giấy. Vào thời nhà Tống (tồn tại từ năm 960 đến năm 1276), có một ngành kinh doanh bùng nổ ở Tứ Xuyên đã dẫn đến tình trạng thiếu tiền đồng. Những nhà phát hành đã bắt đầu sử dụng tiền giấy nhằm quy ước giá trị tiền để thay thế cho tiền đồng. Tiền giấy lần đầu tiên trở thành tiền hợp pháp vào thời nhà Nguyên (tồn tại từ năm 1276 – 1367).

Phân loại tiền pháp định phổ biến

*

Phân loại tiền pháp định phổ biến

Tiền pháp định tại mỗi quốc gia sẽ được quy định và phân thành loại riêng. Cụ thể tiền pháp định bao gồm:

Hoạt động của tiền pháp định

*

Hoạt động của tiền pháp định

Đối với loại tiền pháp định, chính phủ mỗi nước có thể trực tiếp tác động tới giá trị của chúng và gắn tiền pháp định vào những điều kiện về kinh tế. Giá trị của tiền pháp định chỉ có thể tồn tại được khi chính phủ duy trì giá trị đó hoặc là do hai bên trong giao dịch đồng ý về giá trị của nó.

Tại một số quốc gia, chính phủ cùng với ngân hàng trung ương có quyền kiểm soát hệ thống tiền tệ và đưa ra chính sách tiền tệ cũng như áp dụng những công cụ liên quan khi có sự kiện về tài chính và khủng hoảng xảy ra.

Tiền pháp định của một quốc gia có nguy cơ bị mất giá do lạm phát hoặc có thể trở nên vô giá trị nếu như tình trạng siêu lạm phát diễn ra tại quốc gia đó bởi tiền pháp định không dựa vào những nguồn dự trữ vật chất như dự trữ vàng hoặc bạc quốc gia

Khi người dân một quốc gia mất đi niềm tin vào tiền tệ thì lúc này tiền pháp định của quốc gia này đã không còn giữ được giá trị. Đây cũng chính là điểm khác biệt giữa tiền pháp định với tiền bản vị vàng. Cụ thể là:

Tiền pháp định có thể không được chuyển đổi hoặc quy đổi sang bất kỳ thứ gì khác. Chính phủ của quốc gia tác động trực tiếp đến giá trị của tiền đồng thời quản lý hệ thống tiền tệ để kịp thời ứng phó khi gặp khủng hoảng tài chính xảy ra: áp dụng chính sách tiền tệ (có thể sẽ nới lỏng hoặc thắt chặt)… Tiền bản vị vàng cho phép chuyển đổi từ tiền giấy sang vàng. Theo đó, tất cả tiền giấy sẽ được bảo đảm bằng một lượng vàng hữu hạn do chính phủ nắm giữ. Khi hệ thống tiền dựa vào hàng hóa, lúc này chính phủ và ngân hàng chỉ có thể thêm tiền vào nền kinh tế nếu như họ nắm một lượng vàng dự trữ bằng về giá trị. Vì vậy, hệ thống tiền tệ bản vị vàng sẽ làm hạn chế khả năng in tiền cũng như quản lý giá trị tiền tệ của chính phủ.

Yếu tố quyết định giá trị tiền pháp định

Giá trị của tiền pháp định quyết định dựa trên khả năng sử dụng. Tiền pháp định có thể được sử dụng và mang giá trị bởi nó dựa trên sự tin cậy giữa người phát hành, người nắm giữ và người nhận sử dụng chúng.

Nếu niềm tin vào giá trị của đồng tiền bị mất đi, nó kéo theo sự mất đi nhu cầu và dẫn đến sự sụt giảm giá trị của đồng tiền. Sự tin tưởng đến từ việc nhiều người trên thế giới tin rằng đồng tiền đó đáng giá. Giá trị của đồng tiền không giống với loại tài sản khác như kim loại quý hay là một mặt hàng nào đó.

Ưu điểm và nhược điểm của tiền pháp định

*

Ưu điểm và nhược điểm của tiền pháp định

Tính ổn định tương đối và khả năng dễ dàng kiểm soát là một trong những ưu điểm lớn nhất loại tiền pháp định. Với loại tiền này, Nhà nước có thể dễ dàng quản lý kinh tế đồng thời điều chỉnh nguồn cung phù hợp. Tuy nhiên, những nỗ lực này không phải đều đem lại thành công. Nhiều chuyên gia đã cho rằng, thay vì chống chịu với những cú sốc về kinh tế, đôi khi tiền pháp định có thể khiến nó trở nên trầm trọng hơn nếu như không kiểm soát tốt cung tiền.

Xem thêm: Ob Nghĩa Là Gì

Do đó, việc sử dụng tiền pháp định tồn tại cả ưu điểm và nhược điểm. Trước hết là ưu điểm

Ưu điểm:

Tiền pháp định không phải một nguồn tài nguyên khan hiếm hoặc cố định như vàng nên ngân hàng trung ương có thể kiểm soát tốt nguồn cung. Tiền pháp định giúp cho chính phủ và ngân hàng trung ương của mỗi quốc gia quản lý tốt những yếu tố kinh tế có liên quan như cung tín dụng, lãi suất, thanh khoản… để từ đó ứng phó linh hoạt trước những sự kiện về tài chính hay khủng hoảng kinh tế. Tiền pháp định có tính thương mại quốc tế khi nó được sử dụng ở nhiều quốc gia trên thế giới. Tiền pháp định rất thuận tiện và không phụ thuộc vào lượng dự trữ vàng.

Nhược điểm

Nếu không được kiểm soát tốt nguồn cung và in quá nhiều có thể gây nên lạm phát. Ví dụ tiêu biểu cho vấn đề này là tại Zimbabwe vào những năm 2000. Để giải quyết vấn đề trong xã hội và nền kinh tế, Chính phủ nước này đã cho in một lượng tiền lớn để phát hành với công chúng. Kết quả là đồng tiền quốc gia bị mất giá nghiêm trọng. Lạm phát của đất nước này vào từ 230 – 500 tỷ phần trăm trong năm 2008. Do nguồn cung là vô hạn nên có thể gây tổn hại đến giá trị đồng tiền hoặc tạo ra bong bóng tiền tệ. Do gắn liền với Chính phủ cho nên khi Nhà nước gặp vấn đề thì đồng tiền cũng sẽ sụp đổ theo. Ngoài ra, do nó được kiểm soát bởi Nhà nước nên sẽ có phần thiếu minh bạch, dễ ảnh hưởng bởi yếu tố con người.

Kết luận

Trên đây là chia sẻ của anhhung.mobi về tiền pháp định. Mong rằng qua bài viết, các bạn đã hiểu về tiền pháp định là gì? Ưu và nhược điểm của loại tiền này. Để cập nhật thêm kiến thức về tài chính – chứng khoán thú vị, hãy ghé thăm website của chúng tôi thường xuyên nhé!

Nếu có câu hỏi thắc mắc nào về tiền pháp định là gì? hoặc cần hỗ trợ đầu tư hãy liên hệ đến chúng tôi qua số HOTLINE 1900966935 để được giải đáp nhanh nhất.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *