Giai đoạn ăn dặm, trẻ cần được hấp thu nguồn dinh dưỡng đảm bảo với những món ăn phù hợp, giúp trẻ có thể ăn và tiêu hóa tốt. Hầu hết món ăn dặm chính của trẻ trong giai đoạn này là cháo, súp dinh dưỡng, theo hình thức chế biến kết hợp nhiều loại thực phẩm đạm và thực vật. Công đoạn chế biến đồ ăn dặm thường khá cầu kì, thời gian chế biến kéo dài khiến nhiều bà mẹ không có đủ thời gian chuẩn bị. Giải pháp hiệu quả nhất là sử dụng những cách bảo quản đồ ăn dặm cho bé liên tục trong 1-2 ngày, hạn chế được thời gian chuẩn bị đồ ăn dặm cho các mẹ.

Đang xem: Cách bảo quản thức ăn cho bé

*

1. Cách thức bảo quản đồ ăn dặm thông thường

Hầu hết các món ăn dặm của trẻ đều ở dạng lỏng hoặc hơi đặc, nếu sử dụng trong ngày bạn có thể cho thực phẩm đã chế biến vào các loại hộp thủy tinh nắp kín. Cho vào tủ lạnh ngăn mát, hâm lại trong lò vi sóng khi cần dùng. Lưu ý cần bảo quản thực phẩm trong những hộp kín, không để khí vào bên trong cũng như bằng chất liệu thủy tinh sẽ an toàn cho trẻ hơn. Nếu không có lò vi sóng có thể hâm lại bằng nồi, nhưng ở nhiệt độ sôi rồi để nguội bớt mới cho trẻ ăn. Ghi nhớ thời gian lưu trữ trên hộp, nếu để ngăn mát chỉ nên ăn trong ngày hoặc thời gian tối đa sáng hôm sau. Thức ăn bảo quản quá hạn có thể gây tiêu chảy, ngộ độc ở trẻ.

*

2. Bảo quản đồ ăn dặm trên ngăn đá

Ngoài ra để tiết kiệm thời gian hơn, các mẹ cũng có thể chọn lựa hình thức bảo quản đồ ăn dặm trên ngăn đá trong thời gian dài. Với cách này, ta có thể chế biến thức ăn dặm với số lượng lớn, làm đông đá thực phẩm trong khay đá, túi kín khí và rã đông, hâm lại khi đến bữa.

Cách thực hiện:

– Chế biến đồ ăn dặm dạng lỏng như cháo, súp, nước hầm…

– Để nguội và cho vào từng khay đá dạng lớn, có chất liệu nhựa an toàn. Chọn loại khay với dung tích từ 300-400ml cho mỗi phần, dạng nhựa dẻo để có thể lấy thực phẩm đông lạnh khi cần. Mỗi viên thực phẩm đông lạnh sẽ tương đương với một phần ăn mỗi bữa cho trẻ.

– Sau vài giờ đông đá, tách những viên đá này ra và cho vào túi vô trùng kín khí. Loại bỏ hết không khí đang căng trong túi, hoặc dùng hút chân không. Như vậy vi khuẩn không thể xâm nhập trong quá trình làm đông.

*

– Ngoài ra có thể cho trực tiếp cháo ăn dặm đã nguội vào túi nhựa vô trùng. Cho trực tiếp vào ngăn đá làm đông. Mỗi túi tương đương một phần ăn dặm.

– Đánh số ngày đông đá cho mỗi loại thức ăn dặm. Tùy theo từng loại thực phẩm mà thời gian bảo quản có thể nhiều hoặc ít, thời gian đánh dấu trên túi sẽ giúp mẹ lưu ý tránh không dùng đồ ăn dặm quá hạn cho trẻ.

– Rã đông tự nhiên bằng cách cho thực phẩm ăn dặm đông đá vào ngăn mát tủ lạnh, hoặc cho vào khay nước nóng. Sau vài phút đồ ăn dặm sẽ trở lại dạng lỏng như ban đầu.

– Hâm nóng với lò vi sóng, hoặc làm sôi trên bếp, tránh để bị khét và cho bé ăn.

Xem thêm:

3. Lưu ý khi bảo quản đồ ăn dặm

Khi bảo quản đồ ăn dặm cho trẻ, cần lưu ý những vấn đề sau đây:

– Thời gian bảo quản đồ ăn dặm đông lạnh

Tuổi thọ của đồ ăn dặm đông lạnh có thể từ 3-6 tháng, tuy vậy nên dùng trong vòng 2 tháng tối đa, để càng lâu đồ ăn dặm càng không được đảm bảo. Để càn lâu, dinh dưỡng trong thực phẩm cũng ngày càng mất đi nhiều hơn.

Các loại nước ép, súp rau củ thường có thể dùng trong 2 ngày nếu bảo quản ngăn mát. Có thể trữ đông từ 8-12 tháng ở nhiệt độ âm liên tục.

Thức ăn dặm từ đạm, cá, trứng… khi chế biến có thể vảo quản trong 24 giờ với ngăn mát tủ lạnh. Nếu dùng ngăn đá cũng chỉ nên bảo quản từ 2-3 ngày và nên dùng sớm.

– Khi đã trữ đông và rã đông cho trẻ ăn, tuyệt đối không nên trữ đông trở lại.

Tuy chưa có minh chứng cho thấy việc tái đông có gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng. Song hệ tiêu hóa của trẻ luôn yếu hơn so với người lớn, tái đông và ăn đồ hâm lại nhiều lần có thể gây đau bụng, tiêu chảy…

– Chế biến thực phẩm tươi nhất rồi đông lạnh để đảm bảo chất lượng đồ ăn dặm cho trẻ.

– Những loại đồ ăn dặm đông lạnh nếu bị cháy đông, với các vết nâu xám bên ngoài bề mặt thực phẩm thì nên loại bỏ trước khi rã đông.

– Bảo quản đồ ăn dặm với hộp thủy tinh chỉ nên dùng khi bảo quản ở ngăn mát, để ở ngăn đá có thể khiến vỡ thủy tinh, ảnh hưởng đến thức ăn bên trong.

Xem thêm:

Bảo quản đồ ăn dặm sẽ giúp mẹ có thêm nhiều thời gian nội trợ hơn. Thời gian chế biến đồ ăn dặm thường khá cầu kì, do vậy việc tận dụng được số lần chế biến đồ ăn dặm cho trẻ là rất thiết thực. Luôn đảm bảo quá trình chế biến và bảo quản đồ ăn dặm đúng cách, hợp vệ sinh để hạn chế nguy cơ gây đau bụng, ngộ độc ở trẻ. Kiểm tra thời hạn đồ ăn dặm bảo quản để sử dụng sớm.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *