Cách trồng và chăm sóc cây hồng môn đúng kỹ thuật để hoa nở đẹp. Một vài cách đơn giản để trồng và chăm sóc hoa hồng môn thật bổ ích cho những ai yêu hoa và thích trồng hoa.

Đang xem: Cách chăm sóc hoa hồng môn

Cách trồng hồng môn đơn giản

Đối với những châu trồng 1 thân hay 2 thân thì bà con trồng trực tiếp vào chậu luôn. Đối với những chậu từ 3, 4, 5 thân thì đầu tiên bà con trồng trong các chậu nhỏ trước.

Cách trồng như sau: Đầu tiên bà con chọn những cây có độ lớn tương tự như nhau, sau đó ta chia đều khoảng cách trong chậu. Mục đích trồng ở trong chậu nhỏ trước là để hạn chế diện tích và điều kiện chăm sóc cũng ít hơn.

Đối với những chậu trồng từ 4-5 thân thì bà con cũng làm tương tự như những chậu trồng 3 thân. Sau thời gian trồng từ 3-4 tháng mỗi cây có từ 3-4 lá lúc nầy cây yêu cầu dinh dưỡng nhiều hơn vì thế chúng ta cần chuyển từ chậu nhỏ sang chậu to.

Kỹ thuật chuyển như sau: Dùng tay gỡ bỏ chậu nhỏ ra làm sao cho phần bầu rễ vẫn còn nguyên vẹn, cho 1 ít đất vào chậu to và để phần cây vừa lấy ra vào giữa chậu to sau đó ém đất xung quanh cho thật chặt. Sau khi chuyển sang chậu to hơn chúng ta tưới nước và chuyển vào khu vực dưỡng cây.

*

Cách trồng hồng môn

Lưu ý trong kỹ thuật trồng cây hồng môn

– Giá thể trồng cây phải tơi xốp, ta sử dụng trấu hun và đất phù sa với tỉ lệ phối trộn là 2 trấu và 1 đất.

– Với bà con nông dân thì sử dụng cây giống tách thân là phù hợp nhất, mỗi cây giống phải đảm bảo từ 1-2 rễ

– Khi trồng tuyệt đối không được bón lót phân, cây sau khi trồng chỉ tưới nước , độ 1-2 ngày bà con tưới 1 lần.

– Ngay sau khi trồng cây phải để cây nơi râm mát để không bị héo.

Kỹ thuật chăm sóc và bón phân

So với nhiều loại hoa và cây cảnh khác thì việc chăm sóc cây hoa hồng môn tương đối đơn giản, tuy nhiên để lên xanh tốt đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ của của người chơi cây cảnh thì người trồng phải lưu ý một số công việc trong kỹ thuật chăm sóc cây hoa hồng môn

– Sau khi để cây giống ở nơi râm mát từ 10-15 ngày ta chuyển sang khu vực dưỡng cây ,trong thời gian ở khu vực dưỡng cây chúng ta cũng chỉ nên tưới nước .

– Trong giay đoạn dưỡng cây bà con chú ý không nên tưới nước phân, bởi vì lúc nầy rễ phát triển chưa được hoàn chỉnh vì thế nếu ta tưới nước phân vào thì cây sẽ bị héo không phát triển được

– Sau khi đưa cây giống ra khu vực dưỡng cây từ 50-60 ngày thì ta có thể tưới nước phân. Nước phân bà con có thể dùng nước giải với nồng độ từ 1-2 phần 10 tuỳ theo độ to nhỏ của cây. Nồng độ tưới của phân tuỳ theo độ to nhỏ của cây , ta có thể tưới từ 1/10 – 3/10. Mỗi tuần tưới nước phân 1 lần , nước tưới từ 1-2 lần tuỳ theo trời nắng hay mưa. Ngoài nước giải, phân chuồng , có thề bón phân NPK tổng hợp hoặc là tổng hợp phân hữu cơ dạng viên chậm tan. Nếu dùng loại phân nầy thì 5-6 tháng bà con có thể bón phân 1 lần.

Xem thêm:

Cây hồng môn là cây ưa ánh sáng vừa phải vì thế ta cần phải làm giàn để giảm độ sáng. Yêu cầu của giàn là độ cao cách mặt đất từ 2-2,5 mét. Bà con có thể dùng cọc tre, gỗ hoặc cọc xi măng để làm cột, phía trên ta dùng lưới đen để phủ làm giảm bớt độ chiếu sáng.

Để cây sinh trưởng và phát triển tốt cho nhiều lá và hoa bà con cũng chú ý nhiều vào việc dọn sạch cỏ để hạn chế sự cạnh tranh về chất dinh dưỡng của cây. Giữ ẩm cho cây cũng là công việc cần duy trì đều đặn nhằm giúp cây xanh tốt, lá cây được bóng mượt. Tuy nhiên tránh tưới sũng nước vì sẽ làm thối rễ cây.

Cây hồng môn là loại cây rất ít bị sâu bệnh vì thế bà con không cần dùng thuốc bảo vệ thực vật, chỉ duy nhất là bị bệnh virus xoắn lá. Bệnh nầy do một loài virus gây nên làm cho lá bị xoăn lại và không có khả năng cho ra hoa. Đối với những cây bị bệnh virus chúng ta cần phải loại bỏ vì thứ nhất là không ra hoa, thứ hai là dễ bị lây truyền vì thế đối với những cây nầy cần tuyệt đối loại bỏ.

*

Cách trồng hồng môn

Những lưu ý khi trồng cây hồng môn

– Thường xuyên tưới nước giữ ẩm cho cây. Mỗi tuần tưới từ 1-2 lần tuỳ theo trời nắng hay mưa.

– Khi cây được từ 50-60 ngày bà con mới được tưới nước phân cho cây

– Bà con cần làm giàn để làm giảm ánh nắng chiếu trực tiếp cho cây nếu để ánh sáng chiếu trực tiếp ,cây dễ bị cháy lá làm xấu cây.

Cây hoa hồng môn thường được các gia đình dùng làm cây cảnh để trang trí nội thất ở trong nhà. Khi đặt trong nhà cây phải được chăm sóc thích hợp để luôn khỏe mạnh và xanh tốt.

Sau đây là một số chú ý khi chăm sóc cây hoa hồng môn ở trong nhà:

– Dùng cây hoa hồng môn để trang trí nội thất ta chọn cây đã ra hoa, nghĩa là cây phát triển đầy đủ có từ 3-4 lá cố định, lá xanh tốt, trên lá không có vết sâu bệnh.

– Khi đưa cây vào đặt trong nhà nên chọn nơi đặt phù hợp để cây phát triển bình thường. Ta có thể đặt cây ở ban công không có ánh sáng chiếu trực tiếp hoặc đặt cây ở gần cửa sổ , tránh những nơi có gió quạt điện, điều hoà thổi trực tiếp vào cây.

– Để đảm bảo độ ẩm cho cây ta nên dùng bình phun sương để tạo hạt nước nhỏ phun lên lá giữ cho lá luôn tươi và độ ẩm của giá thể vừa đủ, từ 2-3 ngày ta có thể phun một lần.

Xem thêm:

– Trong thời gian để trong nhà ta có thề dùng phân viên bón thêm cho cây, nếu cây để trong nhà quá lâu thì cây sẽ bị yếu cho nên cứ từ 3-4 tháng ta đưa cây ra ngoài một lần. Chú ý khi đưa cây ra ngoài, ta không để ánh nắng chiếu trực tiếp vào cây.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *