Ban Chấp hành chi đoàn là gì? Ban Chấp hành chi đoàn tiếng Anh là gì? Ban chấp hành chi đoàn gồm những ai? Nhiệm vụ của ban chấp hành chi đoàn là gì?

Trong tổ chức đoàn, có một bộ phận hết sức quan trọng để chủ trì công tác đáng giá công việc của tháng trước và kế hoạch công việc của tháng tiếp theo đó chính là ban chấp hành chi đoàn. Vậy để biết ban Chấp hành chi đoàn là gì? Gồm những ai? Nhiệm vụ là gì? Hãy theo dõi ngay dưới đây để biết thêm chi tiết về nội dung này nhé.

Đang xem: Bạn có biết ban thường vụ và ban chấp hành là gì?

*
*

Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.6568

Ban Chấp hành Chi đoàn là cơ quan gồm có các thành phần như bí thư, phó bí thư và các ủy viên, mỗi tháng họp một lần (trước thời gian họp Chi đoàn) nhằm đánh giá công việc của tháng trước và xây dựng kế hoạch công tác của tháng tiếp theo. Thời gian họp tùy thuộc vào điều kiện lao động, học tập, công tác của địa phương, đơn vị.

Đoàn cơ sở làm việc với Chi bộ và Ban Chấp hành (hoặc Bí thư, Phó Bí thư) chi Đoàn, trao đổi, phân tích về các nội dung: tình hình đội ngũ cán bộ, đoàn viên, thanh niên; tình hình hoạt động của chi Đoàn; sự quan tâm của cấp ủy đối với công tác cán bộ của chi Đoàn; đánh giá mặt mạnh, yếu, những khó khăn, nguyên nhân, giải pháp khắc phục và định hướng các công việc cụ thể mà Ban Chấp hành (hoặc Bí thư, Phó Bí thư) chi Đoàn cần thực hiện.

Đối với ban chấp hành nào cũng đều phải có nhiệm kỳ hoạt đọng cụ thể và với Ban Chấp hành Đoàn các cấp thì đây là thời gian giữa hai kỳ đại hội của từng cấp và ban Chấp hành do đại hội bầu ra phải được Đoàn cấp trên trực tiếp xét quyết định công nhận. Ban Chấp hành Đoàn khóa mới và người được bầu vào các chức danh điều hành công việc ngay sau khi được đại hội, hội nghị bầu và được công nhận chính thức khi có quyết định công nhận của Ban Chấp hành Đoàn cấp trên trực tiếp.

Ủy viên Ban Chấp hành xin rút khỏi Ban Chấp hành, do Ban Chấp hành cấp đó quyết định. Ủy viên Ban Chấp hành chuyển khỏi công tác Đoàn thì đương nhiên thôi tham gia Ban Chấp hành các cấp. Việc rút khỏi Ban Chấp hành khi Ủy viên Ban Chấp hành các cấp chuyển công tác trong hệ thống Đoàn do Ban Thường vụ Trung ương Đoàn hướng dẫn.

Ban Chấp hành, Ban Thường vụ cấp tỉnh trở xuống khi khuyết thì do Ban Chấp hành cấp đó thảo luận, thống nhất bầu bổ sung và đề nghị Ban Chấp hành Đoàn cấp trên ra quyết định công nhận. Số lượng bổ sung trong cả nhiệm kỳ không quá số lượng Ủy viên Ban Chấp hành do đại hội quyết định. Khi cần thiết, Đoàn cấp trên trực tiếp có quyền chỉ định tăng thêm một số Ủy viên Ban chấp hành.

Chấp hành cấp dưới nhưng số lượng không vượt quá 15% số lượng Ủy viên Ban Chấp hành đã được Đại hội Đoàn cấp dưới thông qua. Ban Chấp hành Trung ương Đoàn khi khuyết thì hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đoàn bầu bổ sung nhưng không quá số lượng Ủy viên Ban Chấp hành do Đại hội đại biểu toàn quốc quyết định.

Trường hợp tiến hành bầu ban chấp hành chi đoàn nếu khuyết Bí thư,thì thay vào đó Phó Bí thư thì sau khi có ý kiến thống nhất của cấp ủy cùng cấp và Đoàn cấp trên trực tiếp, hội nghị Ban Chấp hành bầu trong số Ủy viên Ban Thường vụ hoặc Ủy viên Ban Chấp hành (nếu không có Ban Thường vụ) và Đoàn cấp trên trực tiếp công nhận. Trường hợp cần thiết, Đoàn cấp trên có quyền chỉ định bổ sung sau khi có ý kiến thống nhất của cấp ủy cùng cấp.

Trong cùng một kỳ họp, các Ủy viên Ban Chấp hành vừa được Ban Chấp hành đồng ý cho rút khỏi Ban Chấp hành vẫn có quyền bầu cử, biểu quyết hoặc chủ trì phiên họp bầu bổ sung Ban Chấp hành, các chức danh.

Ủy viên Ban Chấp hành không tham gia họp Ban Chấp hành 3 kỳ liên tục trong nhiệm kỳ mà không có lý do chính đáng thì xóa tên trong Ban Chấp hành. Việc xóa tên do Ban Chấp hành cùng cấp xem xét quyết định và báo cáo lên Đoàn cấp trên trực tiếp.

2. Ban Chấp hành chi đoàn tiếng Anh là gì?

Ban chấp hành chi đoàn tiếng Anh là “Executive Committee of the Branch”.

3. Ban chấp hành chi đoàn gồm những ai?

 Bí thư Chi đoàn

– Là người chịu trách nhiệm chính trước Chi bộ về công tác Đoàn, Hội, Đội ở đơn vị, địa bàn mình phụ trách.

– Bí thư Chi đoàn phụ trách chung công việc của Ban Chấp hành, quán xuyến các mặt công tác của Chi đoàn, trực tiếp phụ trách công tác tư tưởng và tổ chức cán bộ.

– Bí thư Chi đoàn thường xuyên tham mưu với Chi bộ về công tác thanh thiếu nhi trên địa bàn, đơn vị và quan hệ trực tiếp với các ban ngành, đoàn thể khác nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của Chi đoàn.

Phó Bí thư Chi đoàn

– Là người giúp việc cho Bí thư, thay mặt cho Bí thư điều hành công việc trong Ban Chấp hành khi Bí thư vắng mặt.

– Trực tiếp phụ trách công tác tổ chức, đoàn vụ cùng với Bí thư quan hệ với các lực lượng xã hội khác trên địa bàn.

Các Ủy viên Ban Chấp hành

– Được tập thể Ban Chấp hành phân công phụ trách từng mặt công tác cụ thể (thanh niên, thiếu nhi, văn hóa, thể thao, kinh phí …).

– Thực hiện các nhiệm vụ do Bí thư hay Phó Bí thư phân công.

4. Nhiệm vụ của ban chấp hành chi đoàn là gì?

– Nâng cao nhận thức cho cán bộ, đoàn viên về vị trí, vai trò và ý nghĩa của việc nâng cao chất lượng chi Đoàn; tạo bước chuyển biến về chất lượng tổ chức và hoạt động của các chi Đoàn; phát huy vai trò của Đoàn cơ sở trong hướng dẫn, chỉ đạo sinh hoạt Chi đoàn.

Xem thêm: Phương pháp sắc ký là gì? sắc ký lỏng và những điều cần biết!

– Xây dựng chi Đoàn mạnh là cơ sở để Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, nâng cao vị trí, vai trò của tổ chức Đoàn trong hệ thống chính trị và xã hội; thu hút, tập hợp, đoàn kết đoàn viên, thanh niên, phát huy cao nhất tính tiền phong, gương mẫu của đoàn viên.

– Một giải pháp cũng rất thiết thưc đó là cần tiến hành xây dựng các chương trình công tác, kế hoạch hoạt động của chi Đoàn, gắn với nhiệm vụ chính trị của từng địa phương, đơn vị. Nội dung hoạt động cần hài hòa giữa phát huy vai trò xung kích, sáng tạo của đoàn viên thanh niên, vừa tăng cường chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích, chính đáng của đoàn viên, thanh niên (học tập, nâng cao kiến thức; nghề nghiệp và việc làm; tình bạn, tình yêu, hôn nhân và gia đình; vui chơi giải trí; tự khẳng định mình…).

– Thực hiện phân công, giao nhiệm vụ cho từng đoàn viên; thường xuyên kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của từng đoàn viên theo hoạt động, theo các kỳ sinh hoạt và hằng năm.

– Không ngừng đổi mới nội dung, hình thức, phương thức hoạt động của chi Đoàn. Đăng ký đảm nhận và tổ chức thực hiện các công trình, phần việc thanh niên phù hợp với lĩnh vực, địa bàn và đối tượng đoàn viên, thanh niên.

– Ban Chấp hành Chi đoàn mỗi tháng họp một lần (trước thời gian họp Chi đoàn) nhằm đánh giá công việc của tháng trước và xây dựng kế hoạch công tác của tháng tiếp theo. Thời gian họp tùy thuộc vào điều kiện lao động, học tập, công tác của địa phương, đơn vị.

– Ngoài họp thường kỳ, khi có công việc đột xuất Ban Chấp hành có thể họp bất thường trao đổi kinh nghiệm, sinh hoạt, nghiệp vụ, tổ chức giao lưu Chi đoàn bạn …

– Đối với mọi công việc, Ban Chấp hành thảo luận tập thể dân chủ. Bí thư hay Phó Bí thư là người quyết định phương án thực hiện. Ủy viên Ban Chấp hành có quyền bảo lưu ý kiến riêng (thuộc về thiểu số), song phải thực hiện quyết định của tập thể Ban Chấp hành.

– Mỗi Ủy viên Ban Chấp hành phải chuẩn bị báo cáo trước Ban Chấp hành và trước Chi đoàn về nhiệm vụ được tập thể Ban Chấp hành phân công phụ trách.

– Bí thư hay Phó Bí thư Chi đoàn có nhiệm vụ tổng hợp ý kiến, ký và báo lên Ban Chấp hành Đoàn cơ sở và Chi bộ.

Như vậy, trong những năm tiếp theo, bằng nhiệt huyết tuổi trẻ, các đoàn viên thanh niên Chi đoàn cần có quyết tâm rèn luyện, phấn đấu, đoàn kết, khắc phục khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ; xung kích, hăng hái phối hợp tổ chức, tham gia các hoạt động, phong trào; thực hiện “phần việc thanh niên”, “công trình thanh niên” tạo cảnh quan xanh, sạch, đẹp trong khuôn viên phát huy tính tiền phong trong việc ứng dụng công nghệ thông tin trong xử lý, thực hiện nhiệm vụ chuyên môn; để Chi đoàn là môi trường để thanh niênphấn đấu, rèn luyện; xứng đáng là lực lượng hậu bị của Đảng, là nòng cốt trong các phong trào xung kích, tình nguyện tại cơ quan, cũng như trong thực hiện nhiệm vụ cấp ủy Chi bộ và Lãnh đạo Sở giao, đóng góp chung vào sự phát triển của đất nước ta.

Trên đây là các thông tin hữu ích chúng tôi cung cấp về nội dung ” Ban Chấp hành chi đoàn là gì? Gồm những ai? Nhiệm vụ là gì” và các thông tin khác có liên quan và hi vọng các thông tin trên đây sẽ hữu ích nhất đối với bạn đọc. Đừng quên the dõi các bài viết tiếp theo của chúng tôi nhé.

Cho tôi hỏi Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam do cơ quan nào có thẩm quyền bầu trong số các hội viên của Hội? Số lượng Ban chấp hành do ai quyết định? Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam mỗi năm họp bao nhiêu lần? Mong được giải đáp. Câu hỏi của Minh Hằng đến từ Nha Trang.

*

Nội dung chính

Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam do cơ quan nào có thẩm quyền bầu trong số các hội viên của Hội?

Căn cứ khoản 1 Điều 14 Điều lệ Hội Nhà văn Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1685/QĐ-TTg năm 2021 quy định như sau:

Ban Chấp hành Hội1. Ban Chấp hành Hội do Đại hội bầu trong số các hội viên của Hội. Số lượng, cơ cấu, tiêu chuẩn ủy viên Ban Chấp hành do Đại hội quyết định. Nhiệm kỳ của Ban Chấp hành cùng với nhiệm kỳ của Đại hội.

Đối chiếu quy định trên, như vậy, Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam do Đại hội bầu trong số các hội viên của Hội. Số lượng, cơ cấu, tiêu chuẩn ủy viên Ban Chấp hành do Đại hội quyết định. Nhiệm kỳ của Ban Chấp hành cùng với nhiệm kỳ của Đại hội.

*

Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam do cơ quan nào có thẩm quyền bầu? (Hình từ Internet)

Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam mỗi năm họp bao nhiêu lần?

Căn cứ điểm b khoản 3 Điều 14 Điều lệ Hội Nhà văn Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1685/QĐ-TTg năm 2021 quy định như sau:

Ban Chấp hành Hội3. Nguyên tắc hoạt động của Ban Chấp hànha) Ban Chấp hành hoạt động theo Quy chế của Ban Chấp hành, tuân thủ quy định của pháp luật và Điều lệ Hội;b) Ban Chấp hành mỗi năm họp 02 (hai) lần, có thể họp bất thường khi có yêu cầu của Ban Thường vụ hoặc yêu cầu của trên ½ (một phần hai) tổng số ủy viên Ban Chấp hành;c) Các cuộc họp của Ban Chấp hành là hợp lệ khi có trên ½ (một phần hai) số ủy viên Ban Chấp hành tham gia dự họp. Ban Chấp hành có thể biểu quyết bằng hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín. Việc quy định hình thức biểu quyết do Ban Chấp hành quyết định;d) Các nghị quyết, quyết định của Ban Chấp hành được thông qua khi có trên ½ (một phần hai) tổng số ủy viên Ban Chấp hành biểu quyết tán thành.

Theo đó, Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam mỗi năm họp 02 lần, có thể họp bất thường khi có yêu cầu của Ban Thường vụ hoặc yêu cầu của trên ½ (một phần hai) tổng số ủy viên Ban Chấp hành.

Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam có những quyền hạn gì?

Theo khoản 2 Điều 14 Điều lệ Hội Nhà văn Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1685/QĐ-TTg năm 2021 quy định như sau:

Ban Chấp hành Hội2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Chấp hànha) Tổ chức triển khai thực hiện nghị quyết Đại hội, Điều lệ Hội, lãnh đạo mọi hoạt động của Hội giữa hai kỳ Đại hội;b) Chuẩn bị và quyết định triệu tập Đại hội;c) Quyết định chương trình, kế hoạch công tác hàng năm của Hội;d) Quyết định cơ cấu tổ chức bộ máy của Hội. Ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Ban Kiểm tra; Quy chế quản lý, sử dụng tài chính, tài sản của Hội; Quy chế quản lý, sử dụng con dấu của Hội; Quy chế khen thưởng, kỷ luật; các quy định trong nội bộ Hội phù hợp với quy định của Điều lệ Hội và quy định của pháp luật;đ) Bầu, miễn nhiệm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, ủy viên Ban Thường vụ, bầu bổ sung ủy viên Ban Chấp hành, Ban Kiểm tra. Số ủy viên Ban Chấp hành bầu bổ sung không quá 1/5 (một phần năm) so với số lượng ủy viên Ban Chấp hành đã được Đại hội quyết định.

Xem thêm: Giới Thiệu

Theo đó, Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam có những quyền hạn sau đây:

– Tổ chức triển khai thực hiện nghị quyết Đại hội, Điều lệ Hội, lãnh đạo mọi hoạt động của Hội giữa hai kỳ Đại hội;

– Chuẩn bị và quyết định triệu tập Đại hội;

– Quyết định chương trình, kế hoạch công tác hàng năm của Hội;

– Quyết định cơ cấu tổ chức bộ máy của Hội. Ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Ban Kiểm tra; Quy chế quản lý, sử dụng tài chính, tài sản của Hội; Quy chế quản lý, sử dụng con dấu của Hội; Quy chế khen thưởng, kỷ luật; các quy định trong nội bộ Hội phù hợp với quy định của Điều lệ Hội và quy định của pháp luật;

– Bầu, miễn nhiệm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, ủy viên Ban Thường vụ, bầu bổ sung ủy viên Ban Chấp hành, Ban Kiểm tra. Số ủy viên Ban Chấp hành bầu bổ sung không quá 1/5 so với số lượng ủy viên Ban Chấp hành đã được Đại hội quyết định.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *